Quy ước Tộc văn hóa


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
------------
 
 
QUY ƯỚC TỘC NGÔ VĂN
Làng Xuân Tây, xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
 
Quy ước xây dựng Đời sống văn hóa Gia Tộc
(Kèm theo Quyết định số 661/QĐ-UB, ngày 22 tháng 6 năm 2007 của UBND huyện Quế Sơn)
Kế thừa phát huy đời sông văn hóa gia tộc, thờ phụng Tổ tiên của gia Tộc Ngô Văn làng Xuân Tây, xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
 
Chương 1
LỊCH SỬ TỘC NGÔ VĂN (Đệ nhất phái)
Làng Xuân Tây, Phú Thọ, Quế Sơn, Quảng Nam, Việt Nam
 
       Đất nước ta từ thời các Vua Hùng dựng nước, trải qua bốn nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam ta từ thời nguyên thủy nông nô, phong kiến, đến thời địa Hồ Chí Minh, dân tộc ta phải đương đầu với nhiều gót giầy thực dân đô hộ. Ngược dòng thời gian trang sử vàng Việt Nam ghi lại bao chiến công oanh liệt của các bật tiền nhân trăm họ, trong đó có Tộc Ngô.
        Lịc sử ghi lại có rất nhiều con cháu Tộc Ngô đã từng đỗ trạng nguyên đến tiến sĩ, và nhiều người giữ chức Quốc công, Quận công, Tước hầu, …trong các triều đại.
        Do hoàn cảnh chiến tranh, vào khoảng thế kỹ thứ XVI đời Vua Tự Đức, Ngô Tộc chúng ta từ mãnh đất xứ Nghệ An theo dòng người di cư vào Nam. Ông Ngô Đại Lang là thủy Tổ tiền hiền của chúng ta đã băng rừng, lội suối, vượt trên 500 km đường bộ vào định cư lập nghiệp tại mãnh đất Gia Lộc, nay là xã Quế Hiệp huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Sau đó chuyển về Nghi Hạ an cư và sinh hạ được người con trai tên là Ngô Văn  Bộ. Đến đời thứ ba sinh sống tại Phước Thượng (Sơn Trung) sinh hạ được hai ông: ông Ngô Văn Sự là anh (phái nhất) hiện nay con cháu sống tại thôn Sơn Dương xã Quế Thuận, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông Ngô Văn Môn cùng Tổ Mẫu lập nghiệp tại làng Phú Xuân Tây nay là thôn Xuân Tây, xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam sinh hạ ra Ngô Tộc (đệ nhất phái) chúng ta ngày nay.
Đến đời thứ 10, dân họ góp công của, chọn đất, kén thợ xây dựng nên nhà Tự Đường Ngô Văn Tộc đệ nhất phái, lúc nầy đã có 6 phái. Do địa bàn dân cư sống phân tán cách trở và quan điểm phong kiến dẫn đến bất đồng nên gia Tộc chia thành hai phái: Từ phái 1 đến phái 5 gọi là Đệ nhất phái, Tự Đường tọa lạc tại làng Xuân Tây, xã Phú Thọ; phái 6 tách riêng gọi Đệ Nhị Phái, Tự đường xây dựng tại làng Xuân Đông, thôn Đông Tây xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
     Tộc Ngô Văn – Đệ nhất phái, làng Xuân Tây kể từ khi thủy tổ an cư, lạc nghiệp đến nay đã qua 20 đời, sanh hạ con cháu trên 160 hộ với trên 500 nhân khẩu, trong đó 100 hộ đang sinh sống tại quê nhà, và trên 60 hộ đang sinh sống tại các tỉnh Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ do ly tán thời chiến tranh.
      Nói đến Ngô Văn Tộc chúng ta qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt, đã có nhiều bật tiền nhân đã tham gia gánh vác các vị trí quan trọng trong xã hội, đóng góp công sức, trí tuệ cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, được sử sách lưu lại nhiều thanh danh cao đẹp cho dòng Tộc. Ngay trong thời bình cũng không thiếu những tấm gương sáng, những điển hình sản xuất giỏi, thành đạt trong kinh doanh, học tập,…, góp phần xây dựng quê hương giầu đẹp và tô điểm non sông đất nước.
       Phần mộ của Tổ Phụ Và Tổ Mẫu được an tán tại Núi Đụn (xã Quế Thuận) Người khai sinh ra Ngô Tộc chúng ta ngày nay đã được con cháu góp công, góp của xây dựng kiên cố khang trang từ năm Canh Ngọ (1990) và trùng tu năm Ất Dậu (2005). Mộ Cao Phụ Cao Mẫu sinh hạ Ngô văn Tộc Đệ nhất phái (làng Xuân Tây Phú Thọ) an vị tại làng Sơn Dương xã Quế Thuận Quế Sơn Quảng Nam, cũng đã được con cháu xây dựng năm Ất Dậu theo nguyên mẫu Mộ Tổ. Điều đó thể hiện nghĩa cử rất đáng quý của con cháu Ngô Văn Tộc, đúng như lời Tổ đức ta ngày xưa đã dạy:
Cây có gốc mới trổ cành xanh lá
Nước có nguồn mới loan tỏa rạch sông
Lớn thay ơn đức Tổ tông
Non cao khó sánh, biển sâu khó lường.
 
Chương II
TỰ ĐƯỜNG GIA TỘC
        Tự đường Ngô Tộc được dân hộ góp công, góp của xây dựng vào những năm đầu thế kỹ XVIII tại làng Xuân Tây, xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Diện tích tự đường 90 m2 , diện tích vườn 1.200m2, kết cấu nhà 4 mái 5 gian, 5 hàng cột (8 cột nhất, 8 cột nhì và 14 cột ba), tổng có 30 cột và xuyên, tránh, kèo đều bằng gỗ mít, được chạm khắc hoa văn rất tinh vi, tường xây bằng đá ong, mái lợp ngoái cong cổ.
        Trong thời khỳ chiến tranh chống giặc ngoại xâm, quê hương chìm trong khoái lữa bôm đạn, nhà cửa vườn tược đều bị phá hủy, nhưng riêng ngôi Tự đường Ngô Văn Tộc vẫn còn nguyên hình, mặc dầu đã phải hứng chịu rất nhiều mãnh bôm đạn. Phải chăn đây là sự linh thiên của Tổ tiên che chở để lưu giữ nơi phụng thờ cho con cháu.
        Trong thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm, Tự đường là nơi có địa thế quan trọng cho hoạt động cách mạng, nơi che chở cho bộ đội trú ẩn, hội họp, làm việc,…góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước năm 1975.
       Sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng con cháu hội tụ về nơi chôn nhau cắt rốn với cả tấm lòng mừng vui không xiết bởi nơi thờ phụng tổ tiên vẫn còn đó, nhưng vì thời gian chịu dựng quá lâu với mưa nắng theo thời gian đã làm xuống cấp, còn cháu đã họp bàn quyết định tu sữa lại Tự đường năm Bính Dần (1986) theo kiểu nhà mới gồm ba gian, hai mái, bốn cột, kinh phí do dân họ đóng góp. Đến năm Canh Thìn (2000) tiếp tục xậy dựng nhà trù với diện tích 20 m2, Vườn Tự đường đã được UBND huyện Quế Sơn cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất” với diện tích 987m2 .
 
Chương III
TỔ CHỨC VÀ NỘI DUNG QUY ƯỚC
 
Mục 1. Nhiệm vụ và quyền hạng
Điều 1: Tộc trưởng
Do người đứng đầu của phái nhất đảm nhận cương vị TỘC TRƯỞNG, Tộc trưởng được giữ cố định cho đến cuối đời, con cháu đời sau là người kế nhiệm tiếp theo.
Điều 2: Trưởng tộc có trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc con cháu chăm lo gia Tộc, kịp thời thăm hỏi, chia sẽ khó khăn và động viên dân họ trong cuộc sống mưu sinh, trong học tập để cùng nhau tiến bộ. Phê bình khiển trách với các hộ và từng thành viên trong gia Tộc khi không chấp hành quy ước và các thiết chế gia Tộc.
Điêu 3: Luôn gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong gia đình, dòng tộc để con cháu nêu gương.
Điều 4: Là người đứng đầu trong các Lễ tế Ông, Bà, Tổ Tiên theo truyền thống gia tộc, đại diện gia tộc giao tiếp với các tổ chức xã hội và Tộc bạn láng giềng, tham gia hòa giải các các tranh chấp, xích mích (nếu có) trong gia tộc và các mối quan hệ khác.
Điều 5: Hội đồng gia tộc (HĐGT)
HĐGT phải được dân họ bầu lên theo phương thức đại diện đầu phái, đầu chi, đầu ông hoặc toàn thể các thành viên gia tộc bầu, gồm Trưởng ban (chủ tịch HĐGT),02 phó ban, và  02 thành viên. Nhiệm kỳ của HĐGT mỗi khóa là 02 măm, Tuy nhiên sau thời hạn nhiệm kỳ Trưởng tộc có quyền đền nghị gia tộc xem xét tăng thêm thời gian hoặc tăng giảm thành viên do nhu cầu cần của gia Tộc.
Điều 6: Nhiệm vụ của HĐGT
  • Tổ chức và điều hành các ngày lễ trong năm
  • Thay mặc Trưởng tộc quan hệ với chính quyền, đoàn thể xã hội và giao lưu cùng các tộc bạn
  • Vận động, thu các quỹ và điều hành kế hoạch chi tiêu tài chính của gia tộc
  • Theo dõi tình hình học tập của con cháu dân họ, kịp thời động viên khen thưởng con cháu có thành tích học tập tốt từng năm bằng quỹ khuyến học.
Điều 7: Hội khuyến học (HKH)
  • HKH có trách nhiệm theo dõi diễn biến học tập của con cháu trong gia tộc, khen thưởng và tặng quà cho học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập hằng năm vào dịp lễ Tế Thu -  Giỗ Tộc (15/8/al). Hoạt động nầy đã được thực thực hiện từ năm 2002 đến nay.
  • Vận động dân Họ, các mạnh thường quân, tìm nguồn tài chính để trao thưởng, học bổng, hỗ trợ các cháu có hoàn cảnh khó khăn học giỏi nhằm động viên khơi dậy phong trào hiếu học con cháu trong gia Tộc.
Điều 8: Trách nhiện của các tổ nhóm
Do địa bàn phân bố dân cư không thể tổ chức sinh hoạt theo Chi, Phái, nên HĐGT phân chia sinh hoạt theo ba cụm dân cư, bầu tổ trưởng và tổ phó có nhiệm vụ
  • Triển khai các nghị quyết, quyết định của HĐGT đến từng hộ dân họ;
  • Thu nạp các khoản đóng góp của dân họ theo nghị quyết của HĐGT;
  • Thay mặc HĐGT liên lạc với con cháu đang sinh sống ở mọi miền đất nước hướng về Tổ Tiên, và có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ gia đình khó khăn;
  • Chia sẻ, vận động con cháu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và hỗ trợ giúp đỡ dân họ trong các trường hợp ốm đau, tang lễ,;
  • Chăm lo các ngày Lễ kỳ, Tảo mộ hàng năm theo phân công của HĐGT.
Điều 9: Đối với gia đình dân họ trong gia tộc
     Mỗi gia đình là một thành viên của gia Tộc, muốn cho Gia Tộc rạng danh thì mỗi thành viên phải nghiêm túc thực hiện tốt Quy ước Gia Tộc
  • Tôn trọng, giữ gìn truyền thống văn hóa là di sản do tiền nhân để lại, giáo dục con cháu kế thừa phát huy giá trị truyền thống gia Tộc cho muôn đời sau;
  • Tham gia đầy đủ hoạt động, sự kiện do Gia Tộc tổ chức;
  • Mỗi hộ trong dân Họ phải thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa;
  • Mọi bất hòa nên lấy huyết thống, nghĩa tình, hiếu thảo, yêu thương mà cư xử giải quyết nhau, tránh mọi xô xác lẫn nhau;
  • Đoàn kết tương trợ, thân thiện với xóm giềng, cộng đồng dân cư;
  • Không có thành viên trong gia đình tham gia các tệ nạn xã hội (ma tý, cờ bạc, rượu chè bê tha,…) làm mất thanh danh dòng tộc;
  • Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân với nhà nước, tham gia đóng góp đầy đủ các quỹ hoạt động của gia Tộc theo quy định hằng năm.
Điều 10: Đối với Tộc họ
         Các bậc trưởng thượng cao niên, Thành viên HĐGT, Các vị trưởng các Chi, Phái phải thực hiện nếp sống chuẫn mực đạo đức, phẩm hạnh, để con cháu học tập
  • Thường xuyên giáo dục con cháu học điều hay, làm việc tốt, để phát triển nhân cách con người, sáng danh tộc họ;
  • Giáo dục con cháu sống lấy ĐỨC làm đầu, kịp thời biểu dương khen thưởng các thành viên làm việc tốt. phê bình kiểm điểm những biểu hiện sai trái để cùng nhau tiến bộ.
Điều 11: Thờ phụng Tổ tiên
  • Tế Xuân vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch
  • Tế Thu vào rằm tháng tám âm lịch
  • Tảo Mộ vào ngày 18 tháng 9 âm lịch
Trong các ngày lễ trên được tổ chức theo nghi lễ truyền thống do các vị cao niên, trưởng Tộc, trưởng Phái chánh tế; HĐGT tổ chức; các tổ nhóm (Thủ bổn) chuẩn bị hậu cần theo điều kiện cụ thể từng dịp lễ và quy mô tổ chức do HĐGT quyết định;
Trong các Lễ tất cả con cháu trong gia tộc điều được quyền tham gia để dâng hương tưởng niệm tổ tiên, thể hiện nghĩa cử Chí tâm, chí hiếu, chí nghĩa, chí tình của mình với Tổ tiên.
Điều 12: Học hành, lập nghiệp
  • Tất cả con cháu trong gia tộc phấn đấu có trình độ học vấn thấp nhất phải tốt nghiệp trung học phổ thông cơ sở, không có người mù chử;
  • Vận động, giúp đở con cháu gia tộc vượt qua khó khăn phấn đấu học tập, nhất là con cháu có tinh thần vược khó học giỏi nhằm đào tạo tài năng cho đất nước;
  • Mọi thành viên trong gia tộc phải phấn đấu học tập, tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới, cải tiến cách nghĩ cách làm, sáng tạo trong lao động sản suất để vương lên làm giầu, làm kinh tế giỏi.
Điều 13: Dân số gia đình và trẻ em
  • Mỗ thành viên gia đình gia tộc phải chấp hành tốt Luật hôn nhân gia đình, thực hiện tốt chính sách số lần sinh và khoản cách sinh để nuôi dạy con tốt nhất;
  • Không phân biệt đối xử con trai, con gái, thực hiện tốt bình đẳng Nam Nữ, giáo dục con cháu phát triển thành người có ích cho xã hội, gia tộc;
  • Khuyến khích con cháu thực hiện không kết hôn sớm, không sinh con sớm khi chưa đạt được nền tảng kinh tế đảm bảo cho cuộc sống gia đình.
  • Đối với vợ chồng phải bình đẳng, chung thủy, tôn trọng nhau cùng nhau xây dưng gia đình văn hóa, bảo vệ xây dựng thuần phong mỹ tục gia đình, gia tộc.
  • Cha mẹ có trách nhiệm nuôi con cái khỏe mạnh, chăm lo học tập đầy đủ, vui chơi giải trí phát triển nhân cách, thể chất, tinh thần một cách toàn diện;
  • Các gia đình cam kết không có hiện tượng ngược đãi trẻ em, không có trẻ em bỏ nhà lang thang hay vướn vào các tệ nạn xã hội.
Điều khoản thi hành
Điều14:  Nếu tộc viên vi phạm các quy định trong Tộc ước phải chịu các hình thức sau:
  • Kiểm điểm, cảnh cáo trước dân họ;
  • Thắp nhang khấn nguyện xin tổ tiên tha thứ;
Trong trường hợp sai phạm có tính chất nghiêm trọng, HĐGT sẽ đề nghị chính quyền địa phương xử hành chính và áp dụng các biện pháp giáo dục theo pháp luật của nhà nước.
Điều 15: Mỗi gia đình thành viên khi có người qua đời phải thông báo với HĐGT để vận động con cháu cùng lo, tổ chức tang lễ , mai tán được trang trọng.
Điều 16: Khi các thành viên kết hôn (cưới vợ/chồng) chủ hôn phải thông báo qua Tộc để biết về huyết thống của người vợ/chồng đồng thời cùng tham dự chứng kiến.
Điều 16: Những điều nêu trong quy ước xây dựng đời sống văn hóa gia tộc NGÔ VĂN được thảo luận thống nhất trong toàn thể dân họ; được từng hộ dân trong gia Tộc can kết thực hiện.
         Theo sự phát triển chung của xã hội, các điều khoản trong quy ước cũng sẽ được gia tộc thảo luận theo đổi cho phù hợp theo thời gian và trình cấp có thẩm quyền quyết định.
         Trên đây là toàn văn Quy ước xây dựng ĐỜI SỐNG VĂN HÓA chung cho dân họ TỘC NGÔ VĂN làng Xuân Tây, xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, rất mong được các vị cao niên trong gia tộc, các Chi, Phái lưu tâm nhắc nhở động viên con cháu thực hiện. Rất mong sự quan tâm tạo điều kiện và góp ý của các cấp chính quyền địa phương nhằm xây dựng gia đình văn hóa, gia tộc văn hóa, thôn xã văn hóa một cách bền vững./.
Phú Thọ, ngày 06 tháng 5 năm 2007
TM/HĐGT
Ngô Văn Sĩ
Trưởng Tộc
Ngô Văn Ngọc
 
------------------------------------
  • Quy ước đã được UBND xã Phú Thọ xác nhận ngày 256/6/2007, do CTUBND Trần Ngọc Lập ký.
  • Phê duyệt của UBND huyện Quế Sơn ngày 28/6/2007, do Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Tấn Trung ký
  • Hội đồng gia tộc tổ chức lễ ra mắt TÔC VĂN HÓA 15/8/2007 dưới sự chứng kiến của UBND huyện Quế Sơn, UBND xã Phú Thọ, các ban ngành Mặt trận đoàn thể thôn xã, các Tộc bạn, cơ quan báo chí truyền thông và toàn thể dân họ TÔC NGÔ VĂN
 
DANH MỤC
 
Liên kết website