NGÔ VĂN TỘC ĐỆ NHẤT PHÁI
Làng Xuân Tây, xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

         Khoảng thế kỹ thứ XVI vào đời Vua Tự Đức. Ngô Tộc chúng ta từ mãnh đất xứ Nghệ An theo dòng người di cư vào Nam. Ông Ngô Đại Lang là thủy Tổ tiền hiền của chúng ta đã băng rừng, lội suối, vượt trên 500 km đường bộ vào định cư lập nghiệp tại mãnh đất Gia Lộc, nay là xã Quế Hiệp huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Sau đó chuyển về Nghi Hạ an cư và sinh hạ được người con trai tên là Ngô Văn  Bộ.

         Đến đời thứ hai Ông Ngô Văn Bộ kết duyên cùng Bà Phan Thị Liểu sinh sống tại Phước Thượng, sinh hạ được hai ông: ông Ngô Văn Sự là anh (phái nhất) hiện nay con cháu sống tại thôn Sơn Dương xã Quế Thuận, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông Ngô Văn Môn cùng Tổ Mẫu là Nguyễn Thị Tứ, Bùi Thị Hành lập nghiệp tại làng Phú Xuân Tây nay là thôn Xuân Tây, xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam sinh hạ ra Ngô Tộc (đệ nhất phái) chúng ta ngày nay.

       Bổn tôn đồ Tộc Ngô đệ nhất phái có ghi: “Đại Nam Quốc, Nghệ an thừa tuyên lưu đáo, Quảng Nam tỉnh, Thăng Bình phủ, Quế Sơn huyện, Xuân Phú Trung tổng, Phú Xuân Tây xã”

          Đến đời thứ 10, dân họ góp công của, chọn đất, kén thợ xây dựng nên nhà Tự Đường Ngô Văn Tộc đệ nhất phái, lúc nầy đã có 7 phái. Do địa bàn dân cư sống phân tán cách trở và quan điểm phong kiến dẫn đến bất đồng nên gia Tộc chia thành hai phái: Từ phái 1 đến phái 6 gọi là Đệ nhất phái, Tự Đường tọa lạc tại làng Xuân Tây, xã Phú Thọ; phái 7 tách riêng gọi Đệ Nhị Phái, Tự đường xây dựng tại làng Xuân Đông, thôn Đông Tây xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

     Tộc Ngô Văn – Đệ nhất phái, làng Xuân Tây kể từ khi thủy tổ an cư, lạc nghiệp đến nay đã qua 18 đời, sanh hạ con cháu trên 160 hộ với trên 500 nhân khẩu, trong đó 100 hộ đang sinh sống tại quê nhà, và trên 60 hộ đang sinh sống tại các tỉnh Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ do ly tán thời chiến tranh.

      Nói đến Ngô Văn Tộc chúng ta qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt, đã có nhiều bật tiền nhân đã tham gia gánh vác các vị trí quan trọng trong xã hội, đóng góp công sức, trí tuệ cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, được sử sách lưu lại nhiều thanh danh cao đẹp cho dòng Tộc. Ngay trong thời bình cũng không thiếu những tấm gương sáng, những điển hình sản xuất giỏi, thành đạt trong kinh doanh, học tập,…, góp phần xây dựng quê hương giầu đẹp và tô điểm non sông đất nước.

       Phần mộ của Tổ Phụ Và Tổ Mẫu được an tán tại Núi Đụn (xã Quế Thuận) Người khai sinh ra Ngô Tộc chúng ta ngày nay đã được con cháu góp công, góp của xây dựng kiên cố khang trang từ năm Canh Ngọ (1990) và trùng tu năm Ất Dậu (2005). Mộ Cao Phụ Cao Mẫu sinh hạ Ngô văn Tộc Đệ nhất phái (làng Xuân Tây Phú Thọ) an vị tại làng Sơn Dương xã Quế Thuận Quế Sơn Quảng Nam, cũng đã được con cháu xây dựng năm Ất Dậu theo nguyên mẫu Mộ Tổ. Điều đó thể hiện nghĩa cử rất đáng quý của con cháu Ngô Văn Tộc, đúng như lời Tổ đức ta ngày xưa đã dạy:

Cây có gốc mới trổ cành xanh lá
Nước có nguồn mới loan tỏa rạch sông
Lớn thay ơn đức Tổ tông
Non cao khó sánh, biển sâu khó lường.
 
DANH MỤC
 
Liên kết website