Khánh thành tự đường

Đăng lúc:
Bài phát biểu Khánh thành nhà thờ tộc Ngô Văn
Xuân Tây - Phú Thọ - Quế Sơn - Quảng Nam
(Vào ngày 15 tháng 8 Bính Thân)
 
  • Kính thưa Quý vị đại biểu khách quý.
  • Kính thưa các ông bà là đại diện cho ban nhân dân thôn Xuân Tây; Lãnh đạo và các ban ngành đoàn thể xã Phú Thọ; các ông bà đại diện các dòng Tộc tại địa phương.
  • Kính thưa ông bà, cô bác, chú thím. Thưa anh chị em, con cháu dâu rể nội ngoại của dòng tộc Ngô Văn . 
  • Thưa toàn thể bà con thôn xóm, thân hữu gần xa.
 
Tộc Ngô là dòng họ lớn ở Việt Nam, là một trong số ít dòng họ xác định được nguồn gốc rõ ràng, và xuất hiện ở Việt Nam từ thời các Vua Hùng dựng nước. Theo tộc phả họ Ngô, do Hán Quốc công Ngô Lan biên soạn năm Đinh Dậu, triều Lê Thánh Tông (1477), thì Tổ họ Ngô là Ngô Nhật Đại, hào trưởng châu Phúc Lộc (vùng Cửa Sót, xã Thạch Kim, Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). Ngài đã tham gia khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), sau thất bai phải rời ra vùng Châu Ái (Thanh Hóa). Từ Ngô Nhật Đại đến Ngô Quyền trải qua 5 đời, Nếu tính từ Ngô Quyền thì đến nay họ Ngô đã truyền được trên 40 đời, xuất phát từ Châu Hoan, Châu Ái, qua Đường Lâm (Sơn Tây) mà tỏa đi khắp cả nước. Trải qua những biến cố thăng trầm vĩ đại của lịch sử dân tộc, quá trình di dân mở rộng bờ cõi, quá trình khai hoang lập ấp và quần tụ dân cư. Từ đó đến nay, Họ Ngô  đã có mặt ở khắp các vùng miền trên cả nước.
*****
Cùng với lịch sử hình thành nên vùng đất và con người Quế Sơn. Vào thời Lê sơ (1428-1527). Khi Vua Lê đưa quân đi bình Chiêm (1471), Triều đình yêu cầu ở lại khai phá đất, định cư. Đợt di cư lớn nhất trong giai đoạn này có lẽ diễn ra vào cuối thế kỷ XVI, khi Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa (1558). Bổn tôn đồ Tộc Ngô đệ nhất phái có ghi: “Đại Nam Quốc, Nghệ an thừa tuyên lưu đáo, Quảng Nam tỉnh, Thăng Bình phủ, Quế Sơn huyện, Xuân Phú Trung tổng, Phú Xuân Tây xã”, từ bút tích gia Phả và đối chiếu lịch sử, Ngô Tộc chúng ta từ mãnh đất Nghệ An theo dòng người di cư vào Nam và chọn vùng đất Quế Sơn – Quảng Nam làm nơi dừng chân lập nghiệp từ thời Lê (1471), tính đến nay khoảng trên 450 năm, Nối tiếp nhau 17 đời con cháu.
Ông Ngô Đại Lang là Cao Thủy Tổ Ngô Tộc của chúng ta đã chọn mãnh đất Gia Lộc để định cư lập nghiệp, nay là xã Quế Hiệp huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Sau đó chuyển về Nghi Hạ an cư và sinh hạ được người con trai tên là Ngô Văn  Bộ. Đến đời thứ ba sinh sống tại Phước Thượng (Sơn Trung) sinh hạ được hai ông Ngô Văn Sự và Ngô Văn Môn. ông Ngô Văn Sự là anh cả (phái nhất), hiện nay con cháu sống tại thôn Sơn Dương xã Quế Thuận, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông Ngô Văn Môn cùng Tổ Mẫu bà: Nguyễn Thị Tứ và bà Bùi Thị Hành, sinh hạ  ông Ngô Văn Nhượng (đời thứ 4).
        Đến đời thứ 5: Cao cao cao Tổ khảo Ngô Văn Đồn và cao cao cao Tổ tỷ Võ Thị Miên (bia mộ ghi Nhiên) chuyển đến sinh sống làng Phú Xuân Tây – Phú Thọ và hình thành nên Ngô Văn Tộc - đệ nhất phái chúng ta ngày nay, là tiền hiền làng Phú Xuân Tây (Xuân Tây - Phú Thọ ngày nay). Lăng mộ an vị tại rừng Cây Cốc làng Sơn Dương, xã Quế Thuận.
        Đến đời thứ 10, dân họ góp công của, chọn đất, kén thợ xây dựng nên nhà Tự Đường Ngô Văn Tộc đệ nhất phái, lúc nầy đã có 6 phái. Do địa bàn dân cư sống phân tán cách trở và quan điểm phong kiến dẫn đến bất đồng nên gia Tộc chia thành hai phái: Từ phái 1 đến phái 5 gọi là Đệ nhất phái, Tự Đường tọa lạc tại làng Xuân Tây, xã Phú Thọ; phái 6 tách riêng gọi Đệ Nhị Phái, Tự đường xây dựng tại làng Xuân Đông, thôn Đông Tây xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
         Kể từ đó đến nay, con cháu của dòng Họ Ngô vẫn không ngừng chung tay gìn giữ nét thuần phong mỹ tục, lòng nhân ái, bao dung; Luôn coi trọng đạo lý, nghĩa tình; Luôn nêu cao tinh thần hiếu học; Luôn cần cù, sáng tạo trong lao động; Sống giản dị, gần gũi, thủy chung, ứng xử hài hòa. Nét truyền thống đó như một di sản, một tinh hoa của làng nước, họ tộc, được lưu truyền và vun đắp qua bao thế hệ cha ông. Trong kháng chiến chống ngoại xâm, Dân họ Ngô Văn Tộc đã có những đóng đáng kể cho công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Có hàng trăm người con hy sinh, hàng chục MVNAH, gia đình có công Cách mạng, hàng trăm gia đình chịu cảnh ly tán. Nhiều nhà cách mạng bị tù đày biệt xứ, Ngô Đinh là nhân chúng lịch sử cho ý chí thép của Cách mạng Việt Nam, là tấm gương sáng ngời tinh thần cách mạng trong gia Tộc chúng ta.
          Hiện nay Ngô văn Tộc – Đệ nhất phái có gần 100 hộ gia đình, khoảng 370 nhân khẩu, sinh sống và làm ăn tại quê hương, ngoài ra còn di cư sinh sống một số tỉnh, thành phố khác khác như Bình Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh khoảng 30 hộ. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần ngày càng được cải thiện và nâng cao. Trình độ học vấn ngày càng có nhiều thành tích đáng kể, nhiều người có bằng cấp Đại học và trên đại học, tham gia hoạt động tích cực và có hiệu quả ở nhiều lĩnh vực (như kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục) và nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội. Sau 8 năm xây dựng, thực hiện Tộc Văn hóa, Tộc Ngô Văn chúng ta đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của toàn dân họ, sự động viên giúp đỡ nhiệt thành của chính quyền đoàn thể, Gia tộc đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen, giấy khen. Đặc biệt Năm 2015 Gia Tộc được UBND huyện Quế Sơn Tặng Giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện “phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. (Là 1 trong 3 họ tộc được công nhận danh hiệu nầy trong toàn huyện 2015)
Kính thưa quý vị 
Thưa toàn thể bà con cô bác
        Người Việt Nam ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là đạo lý muôn đời mà không gì có thể thay đổi được. Cũng vì chân lý sáng ngời đó, con cháu dòng Họ Ngô Văn vinh dự được nối tiếp những truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và lưu truyền cho muôn đời sau những giá trị cốt lõi của mỗi thế hệ, mỗi con người.
Việc bảo tồn và xây dựng Từ đường dòng họ là một việc làm hết sức thiết thực. Vì đó vừa là nơi cháu con thể hiện lòng tôn kính, biết ơn với công đức của Tổ tiên, vừa là nơi quần tụ, gắn kết dòng máu huyết thống thiêng liêng của các thế hệ hậu duệ về sau.
         Trước đây, Tự đường Ngô Tộc được dân hộ góp công, góp của xây dựng vào những năm đầu thế kỹ XVIII. Diện tích tự đường 70 m2 , diện tích vườn 1.200m2, kết cấu nhà 4 mái 5 gian, 6 hàng cột (8 cột nhất, 8 cột nhì và 14 cột ba), tổng có 30 cột và xuyên, tránh, kèo đều bằng gỗ mít, được chạm khắc hoa văn rất tinh vi, tường xây bằng đá ong, mái lợp ngoái cong cổ.
        Trong thời kỳ chiến tranh chống giặc ngoại xâm, quê hương chìm trong khoái lữa bôm đạn, nhà cửa vườn tược đều bị phá hủy, nhưng riêng ngôi Tự đường Ngô Văn Tộc vẫn còn nguyên hình, mặc dầu đã phải hứng chịu rất nhiều mãnh bôm đạn. Phải chăn đây là sự linh thiên của Tổ tiên che chở để lưu giữ nơi phụng thờ cho con cháu. Thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm, Từ đường là nơi có địa thế quan trọng cho hoạt động cách mạng, nơi che chở cho bộ đội trú ẩn, hội họp, làm việc,… của cách mạng miền Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước mùa xuân năm 1975.
       Sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng con cháu hội tụ về nơi chôn nhau cắt rốn với cả tấm lòng mừng vui không xiết bởi nơi thờ phụng tổ tiên vẫn còn đó, nhưng vì thời gian chịu dựng quá lâu với mưa nắng theo thời gian đã làm xuống cấp, con cháu đã họp bàn quyết định tu sữa lại Từ đường năm Bính Dần (1986) theo kiểu nhà mới gồm ba gian, hai mái, bốn cột, kinh phí do dân họ đóng góp. Đến năm Canh Thìn (2000) tiếp tục xậy dựng nhà trù với diện tích 20 m2. Vườn Tự đường đã được UBND huyện Quế Sơn cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất” với diện tích 987m2 .
        Đã 30 năm qua, nhìn lại Từ Đường bị xuống cấp nghiêm trọng. Trước tình cảnh đó, con cháu chúng ta ai ai cũng trăn trở lo âu, độ chừng vài năm nữa Từ Đường sẽ sụp đổ, gia tiên ông bà sẽ không có nơi hương khói phụng thờ, thấy vậy thật là đau lòng !.
        Sau ba năm phát động (2013 - 2016), với sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự đồng thuận của bà con thân Tộc, đặc biệt là sự đoàn kết, sự đồng lòng của từng hộ, từng thành viên nội, ngoại tộc, ngày 17 tháng 5 năm Bính Thân (21- 6 - 2016), công trình tôn tạo xây dựng mới Từ đường Ngô Văn Tộc – đệ nhất phái chính thức được khởi công.
        Ngay từ những ngày đầu và sau 3 tháng thi công, ngoài sự đóng góp, ủng hộ về thời gian và công sức, Ban kiến thiết xây dựng đã nhận được sự đóng góp, ủng hộ và phụng hiến của con cháu nội, ngoại tộc số tiền trên 396 triệu đồng, gần 400 ngày công lao động, và nhiều hiện vật là vật liệu đóng góp cho quá trình xây dựng công trình. Gia Tộc hoan nghênh và ghi nhận sự ũng hộ hiến đất, hoa màu của Chị Sáu (Con anh Bốn Tre) để mở đường, sân vườn Tự đường; Cám ơn Chú Ngô Văn Tùy ũng hộ đất vườn để mở đường xe chở vật liệu; cám ơn chú Ngô Văn Thí đã tiến cúng gỗ phần rui, mè nhà trù;… Đăc biệt Gia Tộc xin trâm trọng ghi nhận sự nhiệt tâm, chí tình, chí hiếu, chí nghĩa của trên 100 con cháu Ngoại đã gủi tiền phụng hiếu là 56 Triệu đồng để xây dựng Tự đường.
       Kiến trúc nhà thờ được xây dựng lần này được mô phỏng theo lối truyền thống của không gian tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, có diện tích 80,84 m2, gồm 2 phần: Tiền đường và Hậu Tẩm, được xây dựng trên nền Từ đường theo định vị được tiền nhân lựa chọn. Kết cấu bê tông cốt thép toàn phần gồm 12 trụ, dầm kiềm trên, dưới; phần tiền đường được đổ bê tông sàn, mái, đúc mũi thuyền gắn ngói cách nhiệt. Bên trong Hậu tẩm kết cấu nhà 3 gian cổ truyền, được phục chế lưu gữi lại 4 cột gỗ, 2 kèo bằng gỗ mít; xuyên tránh được chạm khắc hoa văn khá tinh xảo, mái lợp ngói gốm Đông Triều;  đại bờ có hoa văn rồng mây cách điệu; Điện thờ ba gian theo truyền thống: Chánh điện Thờ Tiên Tổ bài trí câu đối bàng chử Hán-Nôm: “Tiền nhân sáng nghiệp thiên thu thạnh; Hậu thế bồi cơ vạn đại hưng”; Bên phải “Quang tiền” câu “Đức thừa Tiên Tổ thiên niên thạnh; Phước ấm nhi Tôn bách thế hưng” Bên trái “Vủ Hậu” câu “Mộc xuất thiên chi do hữu bổn; Thủy lưu vạn phái tổ đồng nguyên”. Mặt chính tiền đường đặc bức hoành phi “Đức Lưu Quang”.
Không gian mái và bên ngoài được bố trí Rồng, Lân, Phụng hài hòa theo phong thủy truyền thống, Hoa văn cách điệu rồng mây và phối cảnh xen kẻ tranh thủy mạc tạo không tâm linh nhưng gần gủi; bậc thềm bằng đá 5 cấp tượng trưng cho ngũ phúc.
Ngoài nhà Từ đường, các công trình Cổng ngõ, bình phong, nhà trù cũng được thiết kế xây dựng tạo nên cụn kiến trúc hài hòa tôn nghiêm cho toàn khuông viên.
Những thông tin về dòng họ và công trình Từ đường, chúng tôi đã cập nhật trên trang thông tin điện tử trang web: tocngo.com để con cháu ở xa và khách thập phương cùng tham quan và tìm hiểu.
        Công trình hoàn thiện khang trang trước mắt quý vị ở đây là bằng chứng sống động cho thấy tấm lòng tri ân của cháu con hậu thế, cho thấy tinh thần đoàn kết vượt khó, cho thấy sự nỗ lực gắn bó các thế hệ của dòng tộc Ngô Văn xưa và nay.
        Trải dài theo thời gian, đã qua bao nhiêu thế hệ ?. Đến nay, tâm nguyện con cháu gia Tộc đã thành hiện thực, chúng tôi vô cùng tự hào, xúc động mỗi khi về thăm viếng, dâng nén hương lên Tiên Tổ; có nhiều cảm xúc khác nhau: Người thì lặng lẽ đứng nhìn chiêm bái với tâm trạng vui không thốt thành lời; Người thì vui mừng xúc động rơi nước mắt;…; rất rất nhiều cảm xúc của con, cháu nội, ngoại không sao tả hết được.
*****
Kính thưa toàn thể quý vị
      Hôm nay, ngày 15 tháng 9 năm 2016, nhằm ngày 15 tháng 8 năm Bính Thân, cháu con nội ngoại tộc Ngô Văn cùng tề tựu về đây, trước là để thành tâm thắp nén hương thơm nhớ ngày Giỗ Tổ, sau là để đón tiếp toàn thể quý vị quan khách có mặt ở đây cùng hoan hỷ tham dự Lễ khánh thành ngôi Từ Đường của dòng họ chúng tôi.
 
       Thay mặt HĐGT Ngô Văn, Thôn Xuân Tây, xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, Quảng Nam, tôi xin trân trọng tuyên bố: Chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng công trình nhà Từ Đường Ngô Văn Tộc -  Đệ nhất phái, phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng lâu dài của toàn dân họ.
Kính thưa toàn thể quý vị
         Để có được ngày vui trọn vẹn như ngày hôm nay, âu cũng là nhờ Tổ tiên gia ân phù hộ, độ trì cho cháu con sớm hoàn thành tâm nguyện. Sau đó, cũng nhờ tinh thần quyết tâm, sự ủng hộ, đóng góp, tiến cúng sức người sức của của nội ngoại Tộc, sự ủng hộ của chính quyền địa phương, của anh em bè bạn, làng nước xóm giềng. Đăc biệt Đội thợ xây dựng, nhóm nghệ nhân do anh Lê Quang Thành, Anh Năm, xã Bình Triều huyện Thăng Bình đảm trách, đã không quản ngại khó khăn góp công sức, trí tệ, tài hoa làm nên tuyệt phẩm nầy.
Xin hướng về Tổ tiên với lòng biết ơn sâu sắc.
Huân nghiệp lớn do Tổ Tiên gầy dựng.
Gắng giữ gìn cho xứng ân sâu:
Phồn vinh thịnh đạt dài lâu,
Anh tài, hiền đức cùng nhau bảo toàn.
Đời đời nối nghiệp tiền nhân,
Nước nhà hưng vượng muôn phần phát huy.
Xin ghi nhận và biểu dương sự ủng hộ, đóng góp quý báu của tất cả các hộ gia đình nội và ngoại tộc cùng các nghệ nhân.
Xin cảm tạ sự góp mặt chung vui của đại diện chính quyền, đoàn thể, họ tộc trong quê hương Phú Thọ thân yêu.
Xin cảm ơn sự nhiệt tình của Ban kiến thiết công trình, Ban khánh thiết buổi lễ ngày hôm nay.
Kính chúc toàn thể quý vị quan khách, các ông bà cô bác, chú thím, anh chị em có mặt tại đây lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
 
Xin trân trọng cảm ơn!
 
DANH MỤC
 
Liên kết website